CÁC NÚT ĐIỀU KHIỂN TRÊN ĐÀN ORGAN

Dạy đàn organ quận 12, các nút điều khiển trên đàn organ gò vấp , hóc môn

CÁC NÚT ĐIỀU KHIỂN THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRÊN ĐÀN ORGAN

• POWER ON/OFF: Mở/Tắt nguồn điện.

• MASTER VOLUME: Bộ phận điều chỉnh âm thanh lớn nhỏ cho toàn bộ cây đàn.

• STYLE SELECT: Chọn và thay đổi tiết điệu của phần đệm (tay trái).

• VOICE SELECT: Chọn và thay đổi nhạc cụ solo.

• SYNCHRO START: Trạng thái sẵn sàng để thực hiện phần đệm tự động.

• FILL IN: Báo trống.

• INTRO: Đoạn nhạc dạo, để bắt đầu diễn tấu 1 bản nhạc.

• ENDING: Đoạn nhạc kết, dùng để kết thúc bản nhạc.

• TEMPO: Tốc độ nhanh hay chậm của phần mềm tự động.

• TRANSPOSE: Chuyển dịch, tăng hay giảm cao độ của bản nhạc.

• ACCOMP : Đệm đàn.

• START/STOP: Mở/Tắt tiếng trống của phần đệm tự động.

• METRONOME: Bộ phận phát ra tiếng gõ từng phách để tập đàn hoặc kiểm tra phách, nhịp (máy đánh nhịp).

• OCTAVE (+) (-) : Thay đổi độ cao của phần solo, tăng lên (+) hay giảm xuống (-) từng 1 quãng 8.

• REC/CLEAR: Thu/Xóa.

• DEMO (Demonstration): Bản nhạc mẫu ghi sẵn trong từng loại đàn.

• MINUS ONE: Nhấn nút này (khi đang phát bài nhạc mẫu) phần solo (giai điệu)

• PAN (+) (-) : Điều chỉnh âm lượng của loa phải hay loa trái tùy ý (âm thanh stereo).sẽ biến mất để người sử dụng tự đàn vào.

• ACCOMP.VOLUME: Điều chỉnh âm lượng lớn nhỏ của phần đệm tự động.

Các chế độ đệm hợp âm tay trái (Finger Mode)

  • NORMAL: Chế độ này chơi giống bàn phím Piano.

  • SINGLE FINGER: Phần đệm tự động của tay trái với cách bấm hợp âm đơn giản (theo từng giai đoạn)

  • FINGERED: Phần đệm tự động tay trái với cách bấm hợp âm đầy đủ theo luật hòa âm

  • MULTI: Cùng một lúc có 2 cách sử dụng Fingered hay Single Finger.

  • LARGE: Hai kiểu đệm tự động (luân phiên thay đổi cho thêm phần phong phú

Ngoài các kiểu đệm trên, với một số sery còn có các kiểu đệm Finger on Bass (tạo tiếng cho bè trầm), Full Key (hợp âm toàn bàn phím) v.v..

Chỉnh các hiệu ứng âm thanh (Voice effect)

  • TOUCH SENSE: Tăng hay giảm độ nhạy mạnh nhẹ của phím đà
  • TOUCH RESPONSE: Âm lượng của tiếng đàn lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào lực của ngón tay bấm xuống phím đàn mạnh hay nhẹ.
  • SUSTAIN: Đây là chế độ tạo tiếng vang ngân dài cho các nốt nhạc được chơi.
  • DUAL VOICE (trên Casio là chế độ tiếng Layer): Đây là chế độ hoà tiếng, pha trộn các loại tiếng nhạc cụ khác nhau.
  • SLITVOICE: Đây là chế độ chia bàn phím, khi chế độ này bật, bàn phím của đàn sẽ được chia làm 2 phần riêng biệt với 2 loại tiếng nhạc cụ (Voice) khác nhau.
  • HARMONY: Đây là chế độ tạo hoà âm (có thể làm tiếng đàn “dày” hơn với việc đàn sẽ tạo thêm một số nốt ở các quãng khác, hoặc chơi tremolo v.v….)
  • OCTAVE: Bè bằng quãng 8.
  • VIBRATO: Tiếng rung.
  • PITCH BEND: Kỹ thuật nhấn nhá, luyến láy, làm cho cao độ tiếng đàn thay đổi lên hay xuống một chút

Một số chức năng đặt biệt khác:

• TUNING: Cân bằng cao độ thật chính xác cho các nhạc cụ khi hòa tấu với nhau.
• CHORD MEMORY: Bộ nhớ thu phần đệm tự động.
• SONG MELODY: Bộ phận thu melody và accompaniment
• MIDI: Sử dụng phần này khi một người chơi nhiều nhạc cụ trong cùng 1 lúc hoặc nối mạng với máy phối nhạc (Squencer) hay máy vi tính có phần soạn nhạc.
• SMALL, MEDIUM, LARGE: Ba kiểu phối âm khác nhau, luân phiên thay đổi cho phong phú phần mềm tự động.
• DIGITAL SYNTHESIZER: Bộ phận phát tiếng, trộn tiếng theo ý muốn.
• JAM TRACK: Bộ phận chứa các kiểu đệm tự động với phần hòa âm được cài đặt sẵn để tập solo ngẫu hứng.

Hệ thống lớp nhạc Giáng Sol với các cơ sở:

Cơ sở 1: 37A Trần Thị Do, P.Hiệp Thành, Q.12, TP.HCM – ĐT: 0868.91.3207

Cơ sở 2: 94 Nguyễn Thị Sáu, P.Thạnh Lộc, Q.12, TP.HCM – ĐT: 0868.90.3207

Cơ sở 3: M26, Cư xá Phú Lâm A, P.12, Quận 6, TP.HCM – ĐT: 0989 024 806

 

Trả lời